CÁC KÊNH CHÍNH TRONG DIGITAL MARKETING ONLINE

Chúng ta thường nhắc đến Digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.

1. Search engine optimization (SEO):
Là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để được “xếp hạng” cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google. Từ đó làm tăng lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc miễn phí) vào website bạn.

Các kênh được hưởng lợi từ SEO gồm:
– Websites
– Blogs
– Infographics

2. Email Marketing:
Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thông tin, bán hàng….) cho một nhóm người thông qua email

Các công ty hiện nay sử dụng công nghệ email marketing như một cách giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, thông báo về chương trình giảm giá và những sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới trang web của doanh nghiệp.

Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch tiếp thị email bao gồm:
– Theo dõi bản tin Blog
– Email nhắc nhở khách truy cập trang web đã tải về thứ gì đó
– Email chào mừng khách hàng
– Thông báo khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

3.Content Marketing (Tiếp thị nội dung):
Là hình thức marketing dựa vào việc tạo lập và quảng bá nội dung nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng.

Các kênh thường được sử dụng cho một chiến dịch content marketing bao gồm:
– Bài post trên Blog: Viết và đăng tải blog trên website doanh nghiệp giúp bạn thể hiện được chuyên môn của doanh nghiệp mình trong ngành và tạo ra các organic traffic miễn phí cho website cty.
Việc triển khai blog này sẽ giúp bạn gia tăng khả năng chuyển đổi người dùng truy cập web trở thành khách tiềm năng cho đội ngũ sales sau này.

– Ebook: Ebook và các loại nội dung dài giúp cung cấp kiến thức và giáo dục cho người dùng truy cập website về lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, ebook giúp các marketer có được thông tin liên hệ (leads) của người dùng, hỗ trợ tăng số lượng khách hàng có tiềm năng cho doanh nghiệp và nuôi dưỡng, chuyển đổi họ thành khách hàng có khả năng mua hàng trong tương lai.
– Infographic: Các hình ảnh trực quan và thông tin ngắn gọn trong infographic ngoài việc thu hút người dùng thông qua vẻ ngoài bắt mắt, còn hỗ trợ họ hình dung những điều mà bạn nói một cách dễ dàng hơn.

4. SEM (Search Engine Marketing):
Đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa. SEM bao gồm cả Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads . Nói cách khác SEM là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp website hoặc nội dung của bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.

5. Social Media Marketing (SMM):
Là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social) quảng bá doanh nghiệp và content của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn từ Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn, tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.

Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:
– Facebook
– Twitter
– LinkedIn
– Instagram
– Snapchat
– Pinterest
– Google+

6. Pay-per-click advertising (PPC):
Là hình thức xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí để thu hút lượng truy cập đến trang web của bạn. Chi phí cho mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.

– Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Google AdWords, cho phép bạn trả tiền để có được vị trí hàng đầu trên các trang kết quả tìm kiếm của Google với mức giá dựa trên “mỗi lần nhấp” vào các liên kết của bạn.

– Paid ads trên Facebook: Các quảng cáo trả phí trên facebook giúp doanh nghiệp có thể upload video, bài post và được Facebook đăng lên newfeed của những đối tượng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

– Promoted Tweets trên Twitter: Với hình thức này, bạn có thể trả tiền để đặt các bài đăng được hiện diện trên bản tin news feeds của một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó đạt được mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đề ra như: tăng website traffic, followers trên Twitter, tương tác hay thậm chí là download app.
– Sponsored Messages trên LinkedIn: Các tin nhắn của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến những người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên lĩnh vực hoạt động và background của họ.

7. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết):
Là một loại quảng cáo dựa trên hiệu suất nơi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên trang web của mình. Trong đó nhà phân phối được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Với mỗi đơn hàng thành công publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Các kênh tiếp thị bao gồm:
– Hosting video ads thông qua the YouTube Partner Program.
– Bài đăng đính kèm liên kết nơi bạn cộng tác trên các mạng xã hội của bạn.